Mùa vụ gieo hạt cà chua:

- Cà chua có thể trồng được quanh năm tuy nhiên cà chua phát triển sinh trưởng mạnh nhất trong thời tiết mát mẻ và se se lạnh. Ở các tỉnh miền núi có thể gieo trồng thừ tháng 9 đến tháng 12. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và trung du Bắc Bộ gieo hạt giống cà chua vào cuối tháng sau đến tháng 12.

Thời vụ cà chua Xuân- Hè gieo giữa tháng 1, trồng cuối tháng 2, đầu tháng 3, thu hoạch vào cuối tháng 5 đến tháng 6, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào những ngày nắng, nóng.

Mùa mưa gieo hạt tháng 6- 7, thu hoạch tháng 8 - 9. đây là vụ nghịch cà chua.

 

 

Các bài viết có thể bạn quan tâm

 

 

Chuẩn bị gieo hạt cà chua:

- Bạn mua khay ươm ở các vườn ươm và cho đất tơi xốp vào. Hoặc bạn có thể xử dụng viên nén ươm hạt để tiết kiệm thời gian cũng như công sức ươm cây. Giá viên nén ươm hạt trên thị trường giao động từ 1000k/viên đến 2500k/viên

Gieo hạt cà chua: Tạo các lỗ nhỏ để tran hạt, các hạt cà chua gieo cách nhau khoảng 5cm. Sau đó bạn hãy lấp một nhúm đất mỏng và nhẹ nhàng tưới nước lên trên bằng bình phun sương. Không tới nước quá mạnh gây bệt đất khiến hạt lật lên trên.

hướng dẫn gieo hạt cà chua

Nếu trồng nhiều loại cà chua khác nhau, bạn hãy gieo hạt cà chua mỗi hàng một loại và đánh dấu từng hàng. Nếu không bạn sẽ rất khó biết loại nào vào loại nào khi cây bắt đầu nảy mầm.

Làm ấm hạt cà chua: Để hạt giống cà chua nảy mầm thì những hạt giống này cần có ánh sáng và nhiệt độ. Bạn hãy đặt khay ươm hạt cà chua ở hướng nam đối diện cửa sổ hoặc dùng sức nóng của đèn huỳnh quang bằng cách để đèn bên trên khay hạt, cách khoảng 10 cm. Hạt giống cà chua cần ít nhất 6-8 tiếng ánh sáng và nhiệt độ mỗi ngày trước khi nảy mầm.

 

Chăm sóc khay ươm hạt giống: Bạn hãy tưới nước vào khay ươm mỗi ngày và đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ. Nơi có nhiệt độ không dưới 21 độ C.Khi hạt nảy mầm và ra lá thật là lúc bạn có thể đem ra trồng bên ngoài. Hạt cà chua sẽ ra lá mầm sau khoảng một tuần, nhưng khoảng một tháng sau khi nảy mầm, lá thật mới xuất hiện.

Cách gieo hạt cà chua siêu dễ

Mang cây con ra trồng:  Bạn bắt đầu chuyển từng cây con cà chua từ khay ra hố đã chuẩn bị sẵn ở vườn. Trồng từng cây xuống đất, nén chặt để loại hết bong bóng khí, lấp đất đến dưới tần lá thấp nhất.

Hàng ngày bạn hãy tưới nước vừa đủ để cây nhanh tróng đâm dễ mới. Bạn có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo cây luôn đủ nước, đủ ẩm để phát triển.

Khi cây lớn bạn hay cắt tỉa thường xuyên và thu hoạch quả.Dùng kéo xén cây cắt hết các chồi (các nhánh nhỏ mọc ra từ những chỗ giao nhau của nhánh chính) và các nhánh ẩn phía dưới, các nhánh nằm trong hoặc gần bóng râm của cây.

 

Thu hoạch cà chua:

Khi quả cà chua chuyển qua chín hồng diện tích bề mặt chín từ 90% có màu đỏ bạn tiến hành thu hoạch, cắt nhẹ nhàng, tránh va đập.

 

Lưu ý một số bệnh thường gặp ở cà chua như:

1. Bệnh mốc sương

 

Xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ từ 18- 200C, độ ẩm không khí cao, trời âm u, mưa phùn, thiếu ánh sáng thì bệnh càng phát triển. Vùng Đồng bằng Sông Hồng bệnh xuất hiện từ tháng 11, phát triển mạnh vào các tháng 1- 2.

 

Phương pháp phòng trừ: Khi bệnh xuất hiện cần hạn chế bón đạm, tăng cường bón Kali, hạn chế tưới nước. Khi cần thiết dùng dung dịch Booc đô nồng độ 1%, Zineb 80WP nồng độ 0,1%, liều lượng 2,5- 3kg thuốc/ha hoặc Ridomin MZ 72 WP nồng độ 0,1%, liều lượng 2- 3 kg thuốc/ha.

 

2. Bệnh héo xanh vi khuẩn

 

Bệnh gây hại ở vùng trồng cá chua trên tất cả các giống, giống cà chua Ba Lan và P375 bị bệnh nặng hơn. Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26- 300C, độ pH= 6,7 -7,2.

Luân canh cà chua với cây trồng nước hoặc cây trồng cạn khác bệnh giảm nhẹ hơn. Vi khuẩn có thể sống trong đất và quả của cà chua. Hiện chưa có thuốc đặc trị để trừ bệnh này, phương pháp phòng trừ chủ yếu là tạo giống chống bệnh, xử lý đất, thực hiện chế độ luân canh, thu gom tàn dư thực vật và các cây bệnh để tiêu huỷ. Tiêu độc những nơi cây bị bệnh bằng vôi bột hoặc nước vôi 15- 20%. Dùng thuốc Phygon nồng độ 1% để phun khi cây chớm bệnh.

 

3. Bệnh đốm nâu

 

Bệnh do nấm gây hại thân, lá, hoa, quả. Triệu trứng bệnh là những đốm màu nâu có vòng tròn đồng tâm trên những lá già và những vết lõm màu tối trên thân và trên quả. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm.

Phòng trừ bằng kỹ thuật canh tác tổng hợp. Khi cần thiết dùng Zineb nồng độ 0,1, liều lượng 0,5 kg/1 ha vườn ươm hoặc 2- 3 kg/ 1 ha ruộng sản xuất hoặc dùng Booc đô nồng độ 1% để phun. Khi bệnh phát triển nặng dùng Benlate nồng độ 0,1% để phun.

 

4. Bệnh xoắn lá

 

Bệnh do viruts gây hại cây, thường sinh trưởng, phát triển kém và không cho quả, làm giảm năng suất, có khi bị thất thu. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 25- 300C, độ ẩm không khí cao. Bọ phấn và côn trùng là môi giới truyền bệnh và cũng có thể lây lan qua đường cơ giới trong quá trình tỉa cành, lá từ cây nhiễm bệnh sang cây khoẻ.

Phòng trừ bằng cách diệt bọ phấn triệt để tại vườn ươm bằng Shepar 25 EC nồng độ 0,1% hoặc Trebon 10 EC nồng độ 0,1% để phun. Nhổ bỏ cây bị bệnh và tiêu độc bằng vôi bột. Trồng giống cá chua có khả năng kháng bệnh xoắn lá như: MV1, CS1, Hồng Lan, TN19.

 

 

Các tìm kiếm liên quan đến cach gieo hat ca chua

huong dan gieo hat ca chua

cách gieo trồng hạt cà chua

cách chăm sóc cà chua đen

cách chăm sóc cây cà chua đen

mùa trồng cà chua

cách trồng cà chua ra nhiều quả

cách trông ca chua

cách trồng cà chua trong chậu