Nguyên nhân gây bệnh virut héo đốm cà chua là do Tomato spotted wilt virus(TSWV) thuộc chi Bunyaviridae trong nhóm Tospovirus gây ra bệnh héo đốm trên cà chua. Phạm vi ký chủ héo rũ đốm cà chua rất rộng, có thể lây nhiễm hơn 1000 cây 2 lá mầm và một lá mầm trong 84 họ. Vật chủ tự nhiên chính là cây cỏ dại, cây họ đậu... Cà chua là một trong những vật chủ chính của virut héo đốm này. Nguồn lây lan bệnh là bọ trĩ mang bệnh và lây lan virut. Trong những năm gần đây, virut héo đốm lây lan nhanh ở nước ta, bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành trồng trọt cà chua ở nước ta. 

Bệnh đốm lá trên cà chua gây thiệt hại lớn

Các triệu trứng của bệnh virut héo đốm:

- Triệu chứng của virut héo đốm cà chua đều rất đa dạng và khác nhau ở từng thời kỳ phát triển của cà chua trong thời kỳ khởi phát bệnh. Ở giai đoạn đầu của bệnh thì lá cà chua có biểu hiện vàng, quăn queo và đi kèm một số triệu chứng khác, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các đốm bệnh bắt đầu tăng lên và màu sắc thay đổi, lá dày lên, có màu đồng, gân lá úa, lá cuộn lại, trên bề mặt lá xuất hiện đốm giống bong bóng màu nâu sáng không đều, phần thân cây bị bệnh có vệt màu nâu đen, khi mới chớm bị chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng chuyển sang thâm đen, khô và thối biểu bì khiến toàn cây rụng lá làm héo chết cây, virut gây bệnh héo xanh trên quả cà chua bị lây nhiễm, khiến quả bị dị dạng và sưng cục bộ, trên bề mặt quả có vết xước màu nâu hoặc đốm đen, đôi khi có đốm nâu đen, hoặc xuất hiện các đốm nước đồng tâm, ở trường hợp nặng gây nứt quả, quả chín không đều trong thời kỳ chuyển màu, bề mặt quả có vệt bệnh màu vàng cam hoặc vàng nhạt, đôi khi vết bệnh phân bố dọc theo đường gân lá, khi bệnh nặng trái có vết bệnh hoại tử màu nâu trũng xuống. 

Nguyên nhân lây nhiễm:

- Cà chua là giống khá mẫn cảm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, có thể phát bệnh trên toàn thân, các triệu chứng của bệnh virut héo rũ đốm cà chua thường bị ảnh hưởng bởi giống và nhiệt độ. Triệu chứng của cà chua ở giai đoạn sinh trưởng khác nhau, nếu bị bệnh sớm thì tác hại gây ra càng lớn.

1. Hạt giống và cây con

- Theo thống kê và báo cáo, virut héo đốm thường mang trên vỏ hạt cà chua hơn là trong phôi, do đó hạt giống cà chua và cây con là nguồn lây nhiễm TSWV ban đầu, chính vì vậy cần trồng giống đã được xử lý sạch bệnh.

2. Côn trùng truyền bệnh

- Bọ trĩ là côn trùng trung gian truyền virut bệnh héo rũ đốm cà chua, đồng thời nó cũng là tác nhân chính làm bùng phát dịch bệnh do các loại virut gây ra. Bọ trĩ có thể mang và truyền virut ở giai đoạn ấu trùng, không thể truyền virut sau khi trưởng thành. Khi bọ trĩ mang mầm bệnh héo rũ đốm có thể lây truyền virut trong hơn 20 ngày và có khả năng truyền virut suốt đời, nhưng không thể truyền cho con cái qua trứng. Bọ Trĩ bị nhiễm bệnh truyền virut qua lớp biểu bì bên ngoài của tế bào lá cà chua qua nước bọt trong quá trình ăn, và thường phát bệnh sau 4 ngày ủ bệnh.

3. Lây lan rộng do canh tác

- Canh tác không đúng cách khiến cà chua bị nhiễm virut héo rũ đốm lây lan nhanh, ví dụ khi chia cây con, trồng, tỉa cành, cắt cành, buộc dây leo hoặc ghép cành, virut lây nhiễm sang cây khỏe mạnh thông qua ma sát và tiếp xúc với nhựa cây, làm virut lây lan nhanh chóng. Hoặc do kiểm soát đồng ruột kém và bón phân quá mức khiến cây có xu hướng phát sinh bệnh nặng hơn.

Biện pháp phòng chống toàn diện

- Tăng cường công tác kiểm dịch hạt, cây con, bọ trĩ và các loại gây hại để không cho nguồn dịch gây bệnh lây lan

- Khủ trùng hạt và ngâm trong nước từ 3 - 4 giờ trước khi gieo, sau đó ngâm hạt vào dung dịch trinatri photphat 10% hoặc dung dịch thuốc tím 0.1% trong 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch để hạt nhanh nảy mầm và đem gieo.

- Quản lý trồng trọt: Chú ý đến cỏ dại trên ruộng vì nhiều cỏ dại cũng là ký chủ của bệnh héo rũ đốm cà chua. Trong quá trình canh tác cây cà chua mắc bệnh virut héo rũ đốm thì cần loại bỏ sớm để tránh lây lan thêm.

- Phòng trừ sâu bệnh: Lắp đặt lưới chống côn trùng ở cửa thoát khí của nhà kính hoặc treo bảng chống côn trùng màu xanh lam, có thể theo dõi mật độ bọ trĩ và ngăn chặn bọ trĩ lây lan virut, khi phát hiện bọ trĩ trên cánh đồng thì phun thuốc diệt bọ trĩ và phun định kỳ 7 ngày/lần liên tục từ 2 - 3 lần. Chú ý cần luân chuyển thuốc để phòng trừ bọ trĩ và các trung gian truyền bệnh bị nhờn thuốc, khống chế sự phát tán và lây lan bệnh đốm héo rũ ở cà chua. 

- Tránh trồng cà chua cạnh hành tây hoặc tỏi