Tác dụng của đậu bắp

Đậu bắp là một loại rau mùa ấm, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất chống oxy hóa, đặc biệt đậu bắp chứa nhiều chất xơ có tác dụng rất tối với sức khỏe con người. Đậu bắp được sử dụng cho các món salad, nướng, nấu canh chua hoặc có thể ép làm đặc nước sốt. 


Thành phần dinh dưỡng có trong đậu bắp

Theo cơ sở dinh dưỡng của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) trong 100gam đậu bắp sống có chứa:

- 33 calories

- 1.9 g  protein

- 0.2 g  fat

- 7.5 g  carbohydrates

- 3.2 g  fiber

- 1.5 g  sugar

- 31.3 milligrams (mg)  vitamin K

- 299 mg  potassium

- 7 mg  sodium

- 23 mg  vitamin C

- 0.2 mg  thiamin

- 57 mg  magnesium

- 82 mg  calcium

- 0.215 mg  vitamin B6

- 60 micrograms (mcg)  folate

-  36 mcg  vitamin A

Ngoài ra đậu bắp cũng cung cấp một số chất sắt, niaxin,Phốtpho và đồng.

- Đậu bắp cung cấp nguồn dinh dưỡng chống oxy hoa, vỏ và hạt đậu bắp có chứa chất chống oxy hóa như hợp chất phenolic và các chất dẫn xuất flavonoid, catechin, quercetin. Các hợp chất này có tác dụng giảm nguy cơ ung thư, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.

Những lợi ích mà đậu bắp mang lại

- Chất nhầy trong đậu bắp có thể giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong đậu bắp có thể ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh:

Tác dụng của đậu bắp với  ung Thư

- Trong nghiên cứu 2014, các nhà nghiên cứu đã sử dụng lectin từ đậu bắp để làm thử nghiệm để điều trị các tế bào ung thư ở người. Qua thử nghiệm cho thấy quá trình giảm phát triển tế bào ung thư tới 63% và tiêu diệt 72% tế bào ung thư ở người. 

- Đậu bắp có chứa rất nhiều Axit folic. Chất folate này có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ. 

- PHụ nữ mang thai và cho con bú rất cần cung cấp axit pholic để ngăn ngừa các vấn đề trong thai kỳ như sảy thai, sinh nokn, rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nứt đốt sống, vô sọ, tim mạch, hở hàm ếch. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung axit pholic bằng đường ăn uống. Nếu sử dụng thuốc nên có chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không mua thuốc bổ xung axit folic.

Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường

- Trong năm 2011 có một cuộc nghiên cứu vỏ và hạt đậu bắp phơi khô nghiền thành bột có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường cho chuột. Sau khoảng 1 tháng, những con chuột thử nghiệm được ăn bột vỏ và hạt đậu bắp có lượng đường trong máu và chất béo thấp hơn so với những con chuột không ăn. 


Tác dụng của đậu bắp với sức khỏe tim mạch

- Theo nghiên cứu của hiệp hội tim mạch hoa kỳ (AHA) khi ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giảm cholesterol có hại trong máu. Các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì và tiểu đường. Chất xơ cũng làm các bệnh tim mạch ở người đã mắc bệnh này chậm lại. 

- Chế độ ăn uống nên chứa 14gam chất xơ trong 1000 calo tiêu thụ. MỖi ngày phụ nữ ở độ tuổi 19 - 50 tuổi nên sử dụng 25.2 - 28gam chất xơ mỗi ngày. Nam giới độ tuổi 19 - 50 tuổi nên sử dụng 30.8 - 33.6gam chất xơ mỗi ngày. Ở đội tuổi sau 50 tuổi thì phụ nữ sử dụng 22.4gam, nam giới sử dụng 28gam chất xơ mỗi ngày. 

Tác dụng của đậu bắp với  với loãng xương

- Trong đậu bắp rất giàu vitamin K và caxi, vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và đông máu, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa gãy xương.

Tác dụng của đậu bắp với  sức khỏe và đường tiêu hóa

- Chất xơ có trong đậu bắp giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo nghiên cứu cho rằng những người ăn nhiều chất xơ thì ít có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, Chất xơ giúp giảm cảm giác thèm ăn nên cũng góp phần giảm cân.  

Sử dụng đậu bắp

Đậu bắp có thể sử dụng như món salad, súp hoặc các món hầm, cũng có thể ăn tươi hoặc khô, các món ngâm chua, chiên, xào, rang hoặc luộc.