Bệnh phấn trắng trên dưa chuột
Bệnh phấn trắng trên dưa chuột là một bệnh do nhiễm phải nấm mốc. Bệnh gây hại cho lá, cuống lá, thân dưa chuột. Bệnh này khá phổ biến khi trồng dưa chuột. Sự xuất hiện của bệnh phấn trắng trên cây dưa chuột có liên quan khá mật thiết tới nhiệt độ và độ ẩm, nhiệt độ phát triển bệnh củ yếu ở 15 - 30 độ c. Độ ẩm tăng cao bệnh lây lan cực nhanh và khiến ruộng dưa nhiễm bệnh trở lên trầm trọng. Các biện pháp phòng trừ chủ yếu bao gồm chọn lọc giống kháng bệnh, luân canh cây trồng, kết hợp thuốc sinh học và hóa học để phòng trừ bệnh.
B
Triệu chứng bệnh phấn trắng trên dưa chuột
- Bệnh có thể xảy ra từ giai đoạn cây con đến giai đoạn thu hoahcj
- Triệu chứng của bệnh phấn trắng dưa chuột bao gồm những đốm trắng nhỏ gần tròn xuất hiện ở mặt trước và mặt sau của lá, dần dần lan rộng thành những vùng phấn trắng lớn, mép không rõ, phủ kín bề mặt lá, như thể được rắc một lớp bột trắng lên trên.. Lau sạch lớp bột trắng bạn sẽ thấy lá chuyển sang màu xanh, vàng và trở nên giòn. Khi bệnh nặng, lá bị phủ một lớp bột trắng và chuyển sang màu trắng xám cho đến khi chết toàn bộ lá. Ở giai đoạn sau của bệnh, các đốm trắng chuyển sang màu xám do sợi nấm trưởng thành, lá bị bệnh chuyển sang màu vàng và khô héo. Đôi khi trên vết bệnh xuất hiện những đống chấm nhỏ màu nâu vàng, sau này chuyển sang màu đen, biểu thị vết nứt của mầm bệnh.
Tác nhân gây bệnh : Tác nhân gây bệnh là Sphaerotheca Fuliginea (Schlech)Pol., là loại nấm vô tính ngoại nấm; Erysiphe cichoracearum DC., là loại nấm vô tính, thuộc ngành Ascomycotina.
Hình thức mắc bệnh : Bệnh ưa nhiệt độ nóng ẩm, chịu hạn khô, sau mưa khô hoặc ít mưa nhưng độ ẩm trên ruộng cao, tỷ lệ lây lan của bệnh phấn trắng tăng cao, đặc biệt khi nhiệt độ cao. và thời tiết khô hanh xen kẽ với nhiệt độ cao và độ ẩm cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh phấn trắng trên dưa chuột.
Biện pháp phòng và điều trị bệnh phấn trắng trên dưa chuột
- Chọn giống kháng bệnh: Nhìn chung các giống dưa chuột hiện nay đều có khả năng kháng bệnh phấn trắng. Ngoại trừ dưa chuột gai dễ bị phấn trắng hơn.
- Tránh trồng mật độ quá dày đặc, bổ sung lân và kali trong thời kì bón lót, đồng thời chú ý tới tưới tiêu thoát nước, ánh sáng và sự thông thoáng trên đồng ruộng. Khi bệnh phấn trắng xuất hiện thì bạn chỉ tưới một lượng nước nhỏ giữa các hàng dưa chuột để tăng độ ẩm không khí đồng hời kết hợp phun thuốc để không chế bệnh. TIến hành bón phân lân, kali, tránh bón đạm, đkồng thời loại bỏ các mô bị bệnh.
- Lưu ý khử trùng ruộng đồng trước khi trồng bằng vôi bột hoặc các chế phẩm sinh học để diệt vi trùng.
- Quan sát lá bệnh để phân chia giai đoạn bệnh và có phương pháp xử lý thích hợp. Bà con nên thăm đồng ruộng thường xuyên, nếu cây dưa leo mới mắc bệnh thì có thể xử lý được, tuy nhiên nếu phát hiện muộn, bệnh đã lan ở diện rộng thì không thể chữa được.
- Khi mới phát hiện ở giai đoạn đầu chỉ có vài cây bị bệnh chưa ảnh hưởng nhiều tới ruộng dưa thì có thể chủ động phòng bệnh là phun xịt, các hoạt chất có thể sử dụng như difenoconazole, fluopyram... cần được tư vấn bởi nhà thuốc bảo vệ thực vật. Khi bệnh phấn trắng xảy ra ở giai đoạn giữa, lúc này triệu chứng xuất hiện trên cả lá già và lá non của dưa chuột thì lúc này cũng không có giải pháp nào là dùng thuốc, lúc này nồng độ thuốc sử dụng sẽ lớn hơn, và lúc này rất dễ xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
- Có thể sử dụng thuốc sinh học để phòng ngừa phun liên tục cứ 7 ngày 1 lần ví dụ như dung dịch men Bacillus citrinus...
- Lưu ý thuộc sử dụng phun phòng và chữa bệnh phấn trắng không được tái sử dụng để tránh tình trạng kháng thuốc. Trong khi phun và xử lý cần bổ sung phân kali và canxi
Viết một lời bình: