Gieo hạt giống su hào tím

Bạn hãy chuẩn bị khay nhựa để gieo hạt giống su hào tìm. Bạn nên dùng đất thị nhẹ, đất tơi xốp hoặc viên nén ươm mầm để tăng tỉ lệ nảy mầm cho hạt giống. Bạn bỏ hạt vào khay ươm sau đó bạn hãy phủ lên một lớp đất mỏng sau đó phủ thêm tro hoặc chấu thì càng tốt. Hàng ngày bạn hãy tưới nước tạo độ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Khay ươm hạt giống su hào tím nên để nơi thoáng mát và đủ ánh sáng. Bạn hãy chờ đợi khoảng 1 tuần thì hạt sẽ nảy mầm.


 

- Sau một tuần bạn sẽ thấy mầm non màu tím mọc lên lúc này bạn vẫn duy trì độ ẩm cho cây con. Đợi khi cây con nên cao khoảng 7cm ( lúc này su hào được khoảng 2 tuần tuổi) thì bạn hãy chuẩn bị làm đất để cấy cây con ra vườn.

- Mật độ khoảng cách trồng bạn cần chú ý nên hàng cách hàng khoảng tối thiểu 25 x 25 vì su hào phát triển tán lá khá rộng trồng thưa su hào sẽ cho củ to hơn.

- Về đất trồng: Bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước. Tốt nhất là đất có phân ủ hoai mục lẫn trấu giúp cho đất tơi xốp dễ thoát nước. 

Chọn loại đất giàu dinh dưỡng và dễ thoát nước. Làm sạch cỏ dại, vun xới cho tơi xốp. Trước khi trồng cây con bạn nên bón lót xuống dưới đáy một ít phân trùn quế hữu cơ để kích thích cây mau bám rễ phát triển. Cách 15 ngày, bón phân trùn quế kết hợp phân NPK để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển

 

Hướng dẫn trồng su hào tím tại nhà

 

 

- Trước khi đưa cây con ra vườn bạn nên dừng tưới nước vài hôm thường là 5 hôm để ép su hào phát triển dễ mới khi đánh ra vườn trồng cây sẽ nhanh chóng bén dễ thích nghi môi trường mới. Lúc chuẩn bị nhổ bạn nên tưới nước trước đó 1 hôm để khi bạn nhổ hoặc đánh ra trồng sẽ hạn chế bị đứt dễ trong quá trình nhổ cây. Nếu bạn ươm hạt giống su hào tím bằng viên nén ươm hạt thì không cần phải lo vấn đề này chỉ cần đưa ra trồng không cần phải nhổ.

- Đem trồng cây con và lấp đất cao một chút. Sau đó bạn hãy tưới nước ngay sau khi trồng cây con ( Đất để trồng su hào nên là đất ẩm) . Sau đó hàng ngày bạn nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Khoảng 2 đến 3 ngày thì su hào sẽ bén dễ và bắt đầu phát triển.

Cách chăm sóc su hào tím

- Sau khi cấy ra vườn từ 2 đến 3 ngày su hào tím sẽ bén rễ và tốt trở lại, lúc này cây phát triển tương đối hoàn chỉnh. Ở giai d

 

Sau khoảng 2 đến 3 ngày, su hào tím đã bén rễ xanh tốt trở lại. Lúc này cây đã có hình dáng tương đối hoàn chỉnh.

Ở giai đoạn phát triển này cây su hào tím cần có nhiều chất dinh dưỡng để lớn và hình thành củ. Bạn nên bón thúc bổ sung vào gốc cho cây bằng loại phân hữu cơ trùn quế và phân NPK có bán trên thị trường với liều lượng quy định. Thường lệ hòa đạm Ure vào nước và tưới cho cây 1 tuần 1 lần cho đến khi thu hoạch.

Từ khoảng 40 ngày sau khi trồng, củ sẽ bắt đầu được tạo ra. Từ dưới phần gốc cách vài cm, thân phình ra thành củ có hình cầu hơi dẹp. Dần dần củ sẽ tròn dần và phình to ra khi trưởng thành. Sau 50 ngày trồng củ sẽ có kích thước khoảng 5 cm. Các chồi non vẫn đang tiếp tục mọc.

 

Cùng với việc kích thước củ su hào tím sẽ càng tăng lên thì các cuống lá sẽ xòe rộng sang hai bên và màu sắc sẽ càng tím đậm dần. Giai đoạn này bạn nên bón thúc ch.0o cây thêm phân đạm cho đến lúc gần thu hoạch. Lượng phân bón tăng theo kích thước của củ. Bón thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để giúp củ su hào nảy đều và mỏng vỏ.

 

Thu hoạch su hào tím

Hai tháng sau khi gieo trồng, kích thước su hào tím đã đạt đường kính khoảng 10 cm. Mặt củ đã bằng và các lá non ngừng sinh trưởng. Lúc này là thời điểm thích hợp để bạn thu hoạch su hào tím vì để lâu hơn củ sẽ hình thành xơ, ăn không ngon.

Khi thu hoạch dùng dao nhẹ nhàng cắt sát phía dưới phần thân củ và cắt bỏ những cuống lá già. Su hào trưởng thành có màu tím thẫm, dạng hình cầu tròn có trọng lượng khoảng 400 gram.

Su hào tím có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: selen, acid folic, vitamin C, kali, magiê và đồng. Không chỉ ngon miệng, su hào còn là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng khá cao và được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh như cảm cúm, ho và mệt mỏi.

 

Chú ý: Su hào tím có thể dễ bị nhiễm một số loại sâu bệnh hại cây như rệp, sâu bọ. Sâu bệnh sẽ tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho lá non bị hỏng và củ bị teo đi, su hào không lớn được. Do vậy bạn phải thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời để có hướng điều trị đúng cách cho cây. Khi cây có dấu hiệu nhiễm bệnh bạn cần phun thuốc trừ sâu sinh học để ngăn chặn sâu bệnh hại cây.