Mồng tơi là món ăn phổ biến vào mùa hè, tuy nhiện bạn cần chú ý đến lợi ích và tác hại của rau mồng tơi để sử dụng sao cho an toàn nhất.

Lợi ích của rau mồng tơi

Mồng tơi có tính mát, giúp giải nhiệt, chữa táo bón, là một trong những món ăn được người dân ưa chuộng vào mùa hè. Rau mồng tơi thường được nấu với cua, tôm .. giúp cơ thể bạn mát từ trong ra ngoài, làm đẹp da. Tuy nhiên bạn cần chú ý dưới đây khi ăn mồng tơi.

- Mồng tơi có chưa nhiều chất nhày, chất nhày này có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, kích thích các nhu động ruột, giúp nhuận tràng đi tiêu được dễ ràng. Chính vì vậy rau mồng tơi có công dụng rất hiệu quả trong việc trị bệnh táo bón lâu ngày.

- Ngoài trị táo bón thì rau mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Vì vậy rau mồng tơi còn được đưa vào thực đơn của những người ăn kiêng muốn giảm cấn hoặc các bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu.

Cách trồng rau mồng tơi tại nhà

Hướng dẫn trồng rau mồng tơi trong hộp xốp

Cây mồng tơi bị vàng lá và cách khắc phục


- Ngoài ra rau mồng tơi có tính hàn, không độc có tác dụng rất lớn trong việc tán nhiệt, lợi đại tiện, nếu bị bỏng nhẹ ngoài da thì bạn có thể sử dụng mồng tơi giã nát đắp vào vết bỏng để làm mát da, hạt nhiệt, giúp mau lành vết bỏng.

- Một công dụng khác đó là đối với bà đẻ thì ăn rau mồng tơi rất lợi sữa, ở nam giới thì chữa chứng yếu sinh lý. Hoặc trị mụn nhọt, say nắng hoặc giải cải rất tốt.

Tác hại của rau mồng tơi

- Bên cạnh những tác hại của mồng tơi thì chị em cần biết rau mồng tơi cũng có những tác hại đó là rau mồng chứa nhiều chất purin- đây là một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Nếu hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, tăng nồng độ caxi trong nước tiểu khiến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng hơn.

- Đối với người đang bị tiêu chảy tuyệt đối không được ăn rau mồng tơi vì ăn mồng tơi sẽ càng khiến bệnh càng trầm trọng hơn.