Tía tô còn gọi là Tử tô, họ nhà hoa môi. Tía tô được gieo từ hạt giống dùng để làm gia vị. Cây tía tô có chiều cao từ 0.3 đến 0.8met, thân cành vuông có rãnh dọc và có lông. Lá tía tô mọc đối, phiến lá trên màu xanh lục, dưới tía hay xanh tía hoặc cả hai mặt đều tía, mép lá có khía răng. Hoa mọc từ ngọn cành, có màu tím nhạt. Thân của cây tía tô có chứa tinh dầu perillandehyt, limonen, dihydrocumin. Tía tô có vị cay, mùi thơm, có tính ấm, giúp vã mồ hôi, trừ cảm lạnh, trị ho, long đờm và lợi tiêu hóa.


công dụng của lá tía tô


Công dụng của lá tía tô: 

- Khi bị cảm lạnh bí mồ hôi, hen suyễn tức thở sử dụng 10 gam lá tía tô khô hoặc 20 gam lá tía tô tơi cùng với vỏ quýt 1 quả, 3 lát gừng đun sôi uống khi nóng, sau uống đắp chăn kín để ra mồ hôi. Hoặc có cách khác là 20 gam tía tô tươi với 2 củ hành, 3 lát gừng nấu cùng cháo nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi để giải cảm, long đờm dễ thở.

- Khi bị cảm nóng, nhức đầu, sổ mũi: Lá tía tô 100 gam, củ gấu 100gam, hậu phác 50gam, lá thường sơn 50gam, thần thông 100gam, hoắc hương 100 gam, gừng khô 50gam, bạc hà 100 gam, tất cả thán thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 1 thìa con, ngày uống từ 2  - 3 lần. 

- Khi bị ho, nghẹt thở: Dùng lá tía tô 20 gam, vỏ rễ dâu cạo trắng sắc uống.

- Khi bị trướng bụng chưa nôn và đại tiện được: Giã 20gam lá tía tô sắc uống với muối.

- Khi cần dùng để cầm chảy máu vết thương: Lá tía tô khô tán bột rắc kín vết thương rồi băng lại sẽ không làm mưng mủ và sẽ lên sẹo nhỏ gọn. Có thể dùng lá tía tô tươi giã nhỏ đắp kín rồi băng lại. 

- Khi bị đầy bụng, đại tiện phân sống, tay chân phù nề: Lá tía tô hoặc hạt tía tô 20gam, củ riềng khô 50gam, vỏ quýt 10 gam, sao giòn luyện thành viên. Bí đại tiện thì lấy rễ dâu cạo trắng bỏ vỏ ngoài, đun nước củ cải làm thang, buồn nôn thì lấy mấy lát gừng tươi làm thang uống. 

- Khi bị ngộ độc cua, ghẹ, nôn mửa, sưng phù, nổi ngứa: giã, vắt lá tía tô tươi lấy nước cốt để uống hay có thể sắc lá khô uống.