Bí đỏ là loại cây ưa ẩm, nên mưa là một trong những yếu tố giúp bí sinh trưởng và phát triển nhanh. Tuy nhiên nếu mưa liên tục thì lại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của rau bí. Đặc biệt bí đỏ bị thối quả non rất dễ lây lan sau mưa, trong điều kiện độ ẩm cao bí cho rất nhiều hoa nhưng khả năng đậu quả lại rất ít. Vậy bí đỏ bị thối quả rụng trái non là bệnh gì và cần biên pháp nào để tránh thiệt hại năng suất? 

bí đỏ bị thối quả

Trong những năm gần đây bệnh thối quả non hoặc thối hoa gây thiệt hại nghiêm trọng khiến sản lượng bí ngô giảm nhanh, bệnh thối quả non trên cây bí không chỉ gây hại cho quả mà còn ảnh hưởng đến hoa, lá, thân. Trên những quả bị bệnh sẽ thấy lông tơ màng màu trắng và những dấu chấm đen nhỏ.

1. Tác nhân gây bệnh bí đỏ thối quả non thì có ba mầm bệnh là do nấm melonis ,Choanephoraceae, Cunninghamella echinulata. Chúng đều là các bệnh do nấm, vì vậy rất khó phát hiện và kiểm soát. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đều ở dạng sợi nấm, bám vào quả gây thối rữa hoặc sinh ra bào tử nấm ẩn náu trong đất để chờ thời cơ phát triển thành dịch bệnh. Bí đỏ bị thối quả rụng trái non không chỉ bị một lần mà có thể tái nhiễm bệnh nhiều lần do số lượng lớn bào tử do hoa, quả non bị nhiễm bệnh lây lan nhanh nhờ gió, mưa, côn trùng ... Tình trạng gây kéo dài trong suốt mùa sinh trưởng của bí đỏ, khiến một lượng lớn hoa, quả non bị bệnh dẫn đến năng suất giảm. 

2. Bí đỏ bị thối quả, rụng quả non có thể liên quan tới kỹ thuật canh tác.

- Cây bí đỏ phát triển rất nhanh nếu bón quá nhiều đạm sẽ khiến dễ kém phát triển, cây gầy yếu và khả năng kháng bệnh kém. Đồng thời lá bí phát triển nhiều, to, che khuất chồng lên nhau. Hoặc trồng quá dày đặc khiến cây không thông thoát, ánh sáng kém, nước và hơi nước đọng lại trên đồng ruộng khiến bệnh càng lây lan nhanh. 

Biện pháp phòng ngừa: 

- Khi trồng cần làm luống cao, rãnh thoát nước tốt, chú ý thông thoáng ruộng, tưới tiêu tốt, khi phát hiện quả bị bệnh nên kịp thời loại bỏ quả và khử trùng bằng vôi, vào mùa mưa không để ngập úng, ẩm ướt, khi bấm ngọn hay cắt bí chú ý không để vết cắt tiếp xúc với đất để giảm khả năng bị mắc bệnh.

- Không lạm dụng phân đạm để tránh sự phát triển quá mức, tăng cường bón phân lân, kali, canxi, magie các loại phân bón trung và vi lượng để cải thiện sự phát triển của cây, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. 

- Không thực hiện cắt ngọn, tỉa cành, chỉnh dây, tỉa thưa ... hay bất kể hành động nào gây vết xước cho cây ở những ngày trước và sau ngày mưa.

- Khi bón lót nên sử dụng phân chuồng đã phân hủy hoàn toàn, không sử dụng phân có vi khuẩn gây bệnh, khử trùng đất bằng cách cầy sâu, phơi đất....

- Sau khi thu hoạch hết bí cần loại bỏ tàn dư bệnh, làm sạch ruộng để tránh mầm bệnh rơi xuống đất và nằm ngủ trong đất để chờ phát bệnh. 

- Sử dụng hạt giống sạch bệnh, nên xử lý hạt trước khi gieo trồng.

- Bắt đầu phun thuốc trừ sâu để kiểm soát bệnh từ khi ra hoa tới giai đoạn quả non các loại thuốc kháng virut, vi khuẩn cần được luân phiên phun, không được phun 1 loại thuốc liên tục gây kháng thuốc, nên phùn phòng 10 ngày một lần, phòng ngừa và điều trị 2 đến 3 lần liên tiếp. Ngừng phun 10 -15 ngày trươc skhi thu hoạch.