
Một số loại hạt giống khó nảy mầm do chúng có lớp vỏ khá dày khiến cho việc hấp thu nước chậm và kém hơn so với các loại hạt có vỏ mỏng. Nếu gặp các loại hạt giống này thì có thể áp dụng một trong các phương pháp sau để cải thiện khả năng nảy mầm của hạt trước khi gieo.
1. Phá vỡ lớp vỏ hạt
- Với những hạt có lớp vỏ cứng thì cần mài hoặc cào vào lớp vỏ hạt: Dùng lưỡi dao hoặc giấy nhám trà vào hạt tạo lên vết xước hoặc nứt trên vỏ hạt để hạt dễ nảy mầm. Phương pháp này áp dụng cho các loại hạt như hạt sen, hạt cọ, hạt giống khổ qua, hạt rau nhút để giúp chúng tăng khả năng thẩu thấu nước.

- Với các hạt vỏ rất cứng như hạt bồ kết, hạt rau nhút có thể cứa nhẹ hoặc đập nhẹ để làm vỡ lớp vỏ mà không ảnh hưởng đến phôi bên trong.
2. Ngâm hạt trước khi gieo
- Ngâm hạt trong nước ấm từ 25 - 40 độ C từ 6 - 12 giờ tùy từng loại hạt để làm mềm lớp vỏ và đánh thức mầm hạt để hạt nảy mầm.
- Dùng nước nóng: Với những hạt như khổ qua dùng nước 50 - 60 độ ngâm trong thời gian ngắn và để nguội tự nhiên khiến vỏ hạt mềm nhanh nảy mầm hơn.
- Ngâm hạt với các thuốc diệt nấm để ngăn ngừa nhiễm bệnh.
3. Điều chỉnh nhiệt độ tối ưu để hạt nhanh nảy mầm
- Duy trì nhiệt độ ổn định: Mỗi loại hạt sẽ có y êu cầu về nhiệt độ nảy mầm khác nhau, vì vậy cần giữ hạt giống ở trong môi trường nhiệt độ tối ưu của từng loại hạt sẽ khiến hạt nảy mầm nhanh ươm. Khi gieo nên sử dụng khay ươm và đặt chúng trong khu vực ươm có mái che giúp hạt nảy mầm nhanh và tăng tỷ lệ nảy mầm.
- Thay đổi nhiệt độ: Một số loại hạt cần sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm để phá vỡ trạng thái ngủ của hạt. Phương pháp này phù hợp với hạt có thời gian ngủ đông dài.
- Xử lý lạnh: Một số loại hạt cần được xử lý lạnh trước khi đem trồng như hạt sâm hoặc hạt hoa pansy... Hạt cần trộn với cát ẩm rồi để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 - 5 độ C trong 2 - 5 ngày để kích thích hạt nảy mầm.
4. Kích thích hạt nảy mầm ở trong môi trường ẩm
- Dùng khăn ẩm: Trải hạt giống trên khăn giấy hoặc khăn bông ẩm, phủ màng bọc thực phẩm bọc kín để duy trì độ ẩm. Sau 3 - 5 ngày tùy thời gian nảy mầm của từng loại hạt thì hạt bắt đầu nảy mầm.
- Trộn hạt với đất cát ẩm rồi bọc kín, có thể thêm tro trấu để tăng độ thoáng khí và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
5. Xử lý hạt theo phương pháp phân tầng
- Xếp hạt xen kẽ với các lớp đất ẩm như cát, than bùn và bảo quản ở môi trường nhiệt độ thấp từ 1 - 7 tháng tùy từng loại hạt. Quá trình này giúp duy trì độ ẩm và thông khí, giúp hạt thoát khỏi trạng thái ngủ đông.
Lưu ý : Với các loại hạt giống khó nảy mầm cần tìm hiểu kỹ nhiệt độ nảy mầm và phương pháp ươm hạt để đạt được kết quả tốt nhất. Áp dụng đúng phương pháp sẽ giúp tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống khó nảy.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Vì sao hạt giống bạn gieo không nảy mầm"