Giá trị dinh dưỡng 13 loại rau củ quả hay trồng trong vườn, nếu chưa trồng thì nên bổ sung vào vườn nhà những loại rau củ giàu vitamin, tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
1. Đậu Đũa
- Đậu đũa chứa protein và carbohydrate, vitamin A, B1, B2, C, canxi, axit amin, lysin và các chất dinh dưỡng khác, tuy hàm lượng không lớn nhưng tương đối cân đối. Đậu đũa còn chứa nhiều chất xơ vì vậy có khả năng ngăn ngừa tóa bón và ngừa ung thư đại trực tràng. Vì vậy những người thường xuyên bị táo bón có thể ăn đậu đũa để giảm táo bón. Nước luộc đậu đũa cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, loại đậu đũa trắng có tác dụng bổ phổi, trị ho có đờm.
2. Đậu Hà Lan
- Đậu hà lan chứa nhiều protein, tyrosinase, axit amin, cyanoglycosides, lipit, phospholipit, cholesterol, glucose, alkaloids, caroten, vitamin C, kali, phopho, sắt, kẽm, và các chất dinh dưỡng khác, những chất này đều cần thiết cho dinh dưỡng của con người.
- Đậu hà lan có vị ngọt, tính bình, khi ăn đậu hà lan có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, tiêu ung độc, thường sử dụng trong điều trị tỳ vị hư nhược, tiêu chảy mạn tính do ăn uongs thiếu chất, làm ấp lá lách và dạ dày.
3. Cà chua
- Cà chua rất giàu vitamin, muối vô cơ, cacbohydrat, axit hữu cơ và một lượng nhỏ chất đạm và chất béo. Trong cà chua hàm lượng vitamin C và vitamin B2 cao gấp 2 lần táo, chất béo và vitamin B1 gấp 3 lần táo, caroten gấp 4 lần táo, đặc biệt hàm lượng niacin cao nhất trong các loại rau quả.
- Sử dụng cà chua có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu và dịu gan, tăng cường sức khỏe của thận, lợi tiểu, hạ huyết áp. Sử dụng nước ép cả chua để giảm sốt, khát nước, chán ăn và nóng trong.
4. Củ cải đường
- Củ cải đường có chứa protein, glucose, fructose, chất béo và nhiều loại axit amin khác, củ cải có vị ngọt mát, ăn củ cải giúp lưu thông khí huyết, bổ phổi, thư giãn cơ hoành, giảm ho, giải đờm, giải độc, lợi tiểu và làm dịu cơn khát, điều trị teo phổi và cầm máu. Hàm lượng vitamin trong củ dền cao gấp 8 đến 10 lần so với quả lê, táo, củ dền tốt hơn nhiều so với trái cây, chính vì vậy nên bổ sung nước ép củ dền tuần 1 - 2 lần.
5. Củ cà rốt
- Củ carot là loại thực phẩm có chứa caroten siêu dồi dào nhất, hàm lượng cao gấp 360 lần so với khoai tây, 36 lần cần tây, 45 lần táo và 23 lần với cam quýt. Carotene được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A có chức năng duy trì chức năng bình thường của tế bào biểu mô, ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, cà rốt càng sẫm màu thì hàm lượng caroten càng cao.
- Theo y học cổ truyền trung quốc thì carot có tính ấm, vị ngọt đi vào kinh mạch phổi, lá lách và gan. Nó có chức năng hạ khí và dưỡng trung, điều khí lồng ngực và cơ hoành, giúp điều hòa dạ dày, tiêu hóa phòng và chữa các bệnh do thiếu vitamin A. Carot có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim, chống viêm, chống dị ứng và ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
6. Củ dền
Củ dền rất giàu dinh dưỡng, củ của nó chứa 86% là nước, 1.7% protein và carbohydrate và 11% đường. Lá củ dền có hàm lượng protein cao gấp 1 đến 2 lần củ, lá chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, PE, niacin, axit pantothenic, axit folic, giàu phôt pho và sắt, canxi, natri, clo và các nguyên tố vi lượng khác. So với các loại rau củ khác thì củ dền có chứa nhiều coban hơn, coban là yếu tố cần thiết để tổng hợp vitamin B12, betaine, loại chất này không hề có trong các loại rau quả khác, giúp điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình hấp thụ protein và cải thiện chức năng gan. Củ dền cũng chứa nhiều magie, có lợi cho điều trị cao huyết áp, điểu chỉnh sự căng thẳng của mạch máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, ngoài ra củ dền còn có chứa vitamin U đây là loại vitamin tương đối hiếm, loại vitamin này giúp làm lành vết loét, bảo vệ phổi, gan và thận, giảm lượng chlesterol và triglycerid không tốt cho cơ thể, chữa lành vết thương và bảo vệ da.
- Nước ép củ dền có thể sử dụng trong điều trị thiếu máu, điều trị sốt, tiêu mủ.
7. Cà tím
- Thành phần chính trong cà tím là đường, 95% là nước, cà tím giàu dinh dưỡng bao gồm caroten, vitamin B, C, P, E, chất béo, protein, carbohydrate và các khoáng chất khác. Ngoại trừ hàm lượng caroten và vitamin C thấp hơn cà chua thì hàm lượng đường cao gấp đôi cà chua, protein và khoáng chất cao gấp 2 đến 3 lần cà chua. Cà tím có chứa 8 loại axit amin như lysine, những chất này có giá trị dinh dưỡng tương đối quan trọng đối với cơ thể con người.
- Cà tím có tính mát, vị ngọt, không độc, đi vào kinh lạc ruột già, tỳ vị, dạ dày có chức năng thông kinh hoạt huyết, tán ư, thanh nhiệt giải độc, cầm máu, giảm đau, giải cảm. Cà tím nấu chín có thể sử dụng bổ trợ cho chứng sốt, cảm lạnh , ớn lạnh hoặc các mầm bệnh độc, nóng gây ra. Cà tím tươi đập rập đắp ngoài để điều trị vết loét da, tê cóng... Dễ cà tím và vỏ thân sắc nước để rửa vùng bị thương, có tác dụng chữa tê có, làm lành da. Dùng quả cà màu trắng đốt thành than nghiền bột để chữa trị nhiệt miệng, trúng gió, chảy máu do trĩ.
8. Rau Muống
- Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng khác nhau như protein, chất béo, cacbohydrat, muối vô cơ, niacin, caroten, vitamin B1, B2, c. Đặc biệt chồi non của rau muống chứa hàm lượng protein cao hơn cà chua, caxi gấp 4 lần so với cà chua, vì vậy có tác dụng làm mát máu và cầm máu. Đặc biệc rau muống tía có chất insulin có tác dụng giảm lượng đường trong máu, vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau muống tía.
- Trong đông y thì rau muống có tính hơi lạnh, ngọt, có công dụng thanh nhiệt, mát huyết, làm ấm ruột, nhuận tràng, khử hôi miệng, giảm sưng tấy. Sử dụng rau muống để điều trị táo bón, nhiễm đọc bào thai, Ngọt hay ngộ độc carbuncle, nôn trớ, chảy máu cam.
9. Băp cải tím
- Bắp cải tím giàu anthocyanins, vitamin C, V, vitamin E và B. Chiết xuất từ bắp cải tím ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu, ngăn ngừa tổn thương cho tim và gan.
- Mỗi 100gam bắp cải tím có chứa 1.4gam protein 0.1gam chất béo, 3.3gam đường, 57mg canxi, 42mg phốt pho, 0.7mg sắt. Bắp cải tím sử dụng để xào, nấu, trộn salad để tạo nhiều sắc bắt mắt.
10. Cải Cầu Vồng
- Cải cầu vồng có hàm lượng calo khá thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. 36gam cải cầu vồng chỉ chứa 7 calo, 1gam chất xơ, 1gam protein và nhiều vitamin A, C, K, Mangan và magie. Cải cầu vồng được biết đến với khả năng ngăn ngừa tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra.
11. Bông Cải Xanh (Súp lơ xanh)
- Theo phân tích 100gam bông cải xanh tươi có chứa 3.5gam đến 4.5gam protein, cao gấp 3 lần súp lơ trắng và 4 lần so với cà chua. Bông cải xanh cũng rất giàu glucosinelate có tác dụng chống bệnh ung thư.
12. Bắp cải tí hon
- Cũng giống như bông cải xanh thì ăn bắp cải tí hon giúp tăng cường khả năng giải độc, làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
13. Rau cải bó xôi (rau chân vịt)
- Mỗi 30gam rau cải bó xôi chỉ có 7calo nhưng cung cấp 56% vitamin A cung như toàn bộ nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn.
- Theo một số nghiên cứu thấy rằng các loại rau có lá màu xanh đậm như cải bó xôi có hàm lượng beta-carotene và lutein cao hơn, các loại chất này là chất chống oxy hóa có liên quan tới việc giảm nguy cơ ung thư, ăn rau cải bó xôi thường xuyên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Viết một lời bình: