Menu
Giỏ hàng

Hạt giống cây đỗ trọng

Hạt giống cây đỗ trọng
Out Of Stock
Hạt giống cây đỗ trọng
  • Stock: Out Of Stock
  • Model: 10g
190 samples sold
Product Views: 4575
25,000đ
Thuế: 25,000đ

Hạt giống cây đỗ trọng

Đóng gói: 10g

Xuất xứ: Trung Quốc

Thời gian nảy mầm: 20 ngày

Thời gian ra hoa: 7 - 8 năm


>> Xem thêm các loại hạt giống cây dược liệu quý Việt Nam



Kỹ thuật gieo trồng hạt giống cây đỗ trọng

Thời vụ

- Đỗ trọng là cây nhiệt đới nên phạm vi thích ứng khí hậu khá rộng. Nhiệt độ để cây đỗ trọng phát triển tốt nhất từ 13 - 17 độ C. Cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ này Đỗ Trọng vẫn phát triển và sinh trưởng bình thường và cho sản phẩm khá. 

- Mùa gieo đẹp nhất là tháng 2 , 3


Cách gieo trồng cây đỗ trọng

- Đỗ trọng là cây ưa sáng nên cần trồng thưa, không trồng dưới tán cây khác. 

- Trước khi đem gieo hạt giống cây đỗ trọng nên ngâm hạt vào nước khoảng 30 độ C (2 sôi 3 lạnh) khoảng2 đến 3 ngày  mỗi ngày thay nước 2 -3 lần khi thấy hạt phồng lên là được. Vớt hạt, tráng nước sạch. 

- Đất gieo hạt cần làm nhỏ kỹ, bón lót phân chuồng hoai mục. Hạt đỗ trọng nhỏ nên khi gieo cần trộn hạt với tro hoặc đất mùn, khác màu với đất luống để gieo cho đều, gieo xong rắc một lớp mùn mỏng rồi dùng rơm rạ phủ lên mặt luống giữ ẩm; t­ưới n­ước 2-3 ngày một lần. Sau khoảng 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm

Sau khi cây nẩy mầm 10-15 ngày, có khoảng 2-3 lá thì bón thúc bằng nư­ớc phân loãng. Cây cao đư­ợc 5-6cm thì cấy vào bầu. Cây con th­ường ư­ơm ở v­ườn 1 năm (10-12 tháng). Vào cuối đông, đầu xuân có thể đem trồng..

Hố cần đào tr­ước khoảng nửa tháng. Khi trồng cần bón lót bằng phân chuồng hoai, mỗi hố 2-3kg, trộn đều với đất. Hố đào 30x30x30cm. Tùy theo có trồng nông lâm kết hợp hay không mà trồng dày hay thư­a. Nếu không trồng nông lâm kết hợp thì có thể trồng với mật độ 2500 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x2m) hoặc 1600 cây/ha (khoảng cách giữa các cây 2x3m).

Có thể trồng đỗ trọng xen với cây ăn quả nh­ư đào, lê, mận. Cần chú ý đỗ trọng là cây ư­a sáng nên không đư­ợc để tán cây ăn quả che lấp đỗ trọng thì mới đạt kết quả. Có thể trồng cây ăn quả cách cây đỗ trọng 8-10m. Lúc đầu đất còn trống có thể trồng rau, lạc, đậu ở dư­ới; về sau khi cây lớn có thể tỉa cành cho đỗ trọng để nó mọc v­ươn cao, tạo khoảng thân d­ưới cành dài, thu hoạch vỏ sẽ đ­ợc nhiều hơn.


Thu hái, chế biến:

Thu hoạch vào mùa hạ. Sau khi trồng khoảng 10 năm, chọn nhẵng cây Đỗ trọng có chu vi 50-60cm để thu hoạch. Có thể thu hoạch vỏ vào mùa xuân bằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.


Bào chế:

Đỗ trọng: Cạo vỏ thô còn sót lại, rửa sạch, thái miếng hoặc sợi còn tơ, phơi khô, dùng sống hoặc chế.Diêm đỗ trọng (Chế muối): Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ (1 kg Đỗ trọng dùng 30 g muối trong 200 ml nước), sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy, tính đàn hồi tơ kém so với khi chưa sao; vị hơi mặn.



Viết một đánh giá

Ghi chú: HTML is not translated!
Bad Good